Thông tin hướng dẫn vận hành máy siêu âm đo chiều dày 25HP Plus

Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo chiều dày

Model 25HP Plus

P/N: 910-232B

 

Bảo hành

Thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm Model 25HP Plus được thiết kế và sản xuất như một thiết bị chính xác. Dưới điều kiện hoạt động bình thường nó sẽ hoạt động với tuổi thọ cao.

Hỏng hóc trong quá trình vận chuyển: Kiểm tra kỹ càng thiết bị ngay khi nhận để phát hiện dấu hiệu sự hỏng hóc bên ngoài hoặc bên trong có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Báo tin ngay cho bên vận chuyển để thông báo ngay bất cứ hỏng hóc nào, vì bên vận chuyển chịu trách nhiệm về hỏng hóc trong vận chuyển. Xem xét các hàng đóng gói, hoá đơn, và các tài liệu vận chuyển để thiết lập khiếu nại hỏng hóc. Sau khi thông báo nhà vận chuyển, liên hệ với Olympus NDT để có sự trợ giúp cho việc khiếu nại, và thực hiện đổi thiết bị , nếu cần.

Olympus NDT bảo hành Model 25HP PLUS được bảo hành miễn phí cho những lỗi do vật liệu và trong quá trình sản xuất với thời gian là hai năm (24 tháng) tính từ khi vận chuyển. Chế độ bảo hành chỉ áp dụng đối với thiết bị được sử dụng đúng như theo hướng dẫn sử dụng, không áp dụng cho những trường hợp bị do quăng quật mạnh, tự ý sửa chữa hoặc thay đổi. Trong thời gian bảo hành, Olympus NDT chỉ sửa chữa hoặc thay thế thiết bị hỏng với tuỳ chọn đó. Công ty cũng không có trách nhiệm với sự phù hợp với mục đích sử dụng.

Chế độ bảo hành này không bao gồm đầu đo, cáp hoặc pin. Khách hàng phải trả phí vận chuyển đến Olympus NDT khi sửa chữa bảo hành, Olympus NDT trả phí gửi thiết bị đã sửa chữa về. (Đối với thiết bị không còn chế độ bảo hành, khách hàng phải trả tiền cước phí cả hai chặng đi về)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng nội dung

          Bảo hành

          Bảng nội dung

          Danh sách các bảng

          Danh sách các hình vẽ

1 Lời giới thiệu

2 Định nghĩa các hoạt động cơ bản của thiết bị

3 Thiết lập và chuẩn thiết bị

4 Sử dụng các chức năng đặc biệt và chế độ SP

5 Sử dụng các thiết lập tự cài đặt

6 Sử dụng bộ ghi dữ liệu

7 Truyền dữ liệu

8 Bảo dưỡng và xử lý sự cố Model 25HP PLUS

Phụ lục A – Các thông số kỹ thuật

Phụ lục B – Vận tốc âm của các vật liệu

Phụ lục C – Giao diện nối tiếp

Phụ lục D – Dạng đầu do thiết bị

Phụ lục E – Điều khiển từ xa qua cổng RS-232

Phụ lục F – Phụ kiện và các chi tiết thay thế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Lời giới thiệu

 

1.1 Mô tả sản phẩm

1.2 Đôi nét về tài liệu hướng dẫn sử dụng này

1.3 Đối tượng

Tài liệu hướng dẫn này dùng cho bất cứ người nào sử dụng Model 25HP PLUS. Panametrics-NDT khuyến cáo tất cả những người sử dụng thiết bị này cần hiểu kỹ nguyên lý và những hạn chế của phương pháp kiểm tra siêu âm. Mỗi người cần phải được huấn luyện trước khi sử dụng.

1.4 Nội dung các chương

1.5 Các ký hiệu và qui ước.

1.6 Các tài liệu liên quan

Model 25HP PLUS hoạt động với chương trình giao diện WIND25DL PLUS. Để có thêm thông tin về chương trình phần mềm này, xem hướng dẫn sử dụng, P/N: 910-222

 

2 Định nghĩa các hoạt động cơ bản của thiết bị

 

2.1 Tóm tắt các chức năng của bàn phím

 

Phím

Màu của phím

Chức năng

Xanh lá cây

Bật/tắt thiết bị

vàng

Bù giá trị không cho đầu dò hoặc có thể chuẩn điểm không. Trong chế độ ghi ID, đưa vào khoảng trống cho con trỏ.

Vàng

Chuyển thiết bị sang bước chuẩn bán tự động trong chế độ chuẩn thiết bị

Vàng

Hiển thị và có thể thay đổi vận tốc hiệu chuẩn cho vật liệu cụ thể. Trong chế độ ghi mã ID, dung để xoá ký tự

Vàng

Nhập các giá trị số từ 0 đến 9

Đỏ

Hoàn thành hoạt động hiện tại và chuyển thiết bị sang chế độ đo.

Xanh thẫm

Chuyển dải hiển thị dạng sóng sang giá trí kế tiếp sẵn có.

Xanh thẫm

Thay đổi dải hiển thị dạng song để cho khu vực xung quanh xung được đo được khuyếch đại lên lớn nhất. Trong chế độ ghi ID, đưa vào khoảng trống cho con trỏ.

Xanh thẫm

Làm cho dạng sóng được hiển thị đóng băng tức thì cho đến khi kích hoạt lại

Da cam

Cho phép gọi lại các mặc định đã lưu hoặc cài đặt đầu dò của người sử dụng.

Vàng

Điều chỉnh ánh sáng nền.

Xám

Được sử dụng để chọn các mục đã được đánh dấu và chấp nhận các giá trị đã nhập

Xanh lá cây

-Điều chỉnh giá trị của thông số đã chọn tăng lên

-Chọn mục cao hơn trong danh sách đã lựa chọn

Xanh lá cây

-Điều chỉnh giá trị của thông số đã chọn giảm đi

-Chọn mục thấp hơn trong danh sách đã lựa chọn

Xanh lá cây

-Giảm giá trị của thông số được chọn

-Chuyển kí tự và đấnh dấu con trỏ sang trái một vị trí trong chế độ ghi mã.

Xanh lá cây

-Tăng giá trị của thông số được chọn

-Chuyển kí tự và đấnh dấu con trỏ sang phải một vị trí trong chế độ ghi mã.

 

 

 

Nâu

Mở hộp file: mở file, tạo file, copy file, xoá file, gửi file, đặt tên/sửa tên file, lập báo cáo

nâu

Lưu giá trị đo/dạng sóng trong bộ ghi dữ liệu với mã ID hiện tại

Nâu vàng

Gửi dữ liệu đã lưu sang máy tính hoặc máy in

Nâu vàng

Cho phép tiếp cận một số chức năng lien quan đến thay đổi số mã ID

Xám

Khi nhấn với phím có hai chức năng (chức năng chính ghi trên phím, chức năng thứ hai ghi phía trên phím), chức năng thứ hai sẽ được kích hoạt.

Xám

 

 

 

 

Đỏ

Thoát khỏi bất cứ chức năng nào mà không thay đổi dữ liệu hoặc thông số và quay trở về chế độ đo.

Xám

 

 

 

Da cam

Có thể điều chỉnh độ tương phản của màn hình bằng các phím tăng, giảm.

Xám

 

 

 

 

Vàng

Có thể điều chỉnh các cài đặt của đầu đo

Xám

 

 

 

Vàng

Thay đổi đơn vị đo giữa inch và mm

Xám

 

 

 

 

Xanh thẫm

Thay đổi các dạng sóng hiển thị: chỉnh lưu cả sóng, chỉnh lưu nửa âm, chỉnh lưu nửa dương, và không chỉnh lưu

Xám

 

 

 

Vàng

Cho phép người sử dụng thay đổi các thông số và thực hiện các chức năng kiểm tra đặc biệt

 

Xám

 

 

Vàng

Thay đổi giữa các độ phân giải mặc định:

-tiêu chuẩn: 0.001” hoặc 0.01 mm

-Cao: 0.0001” hoặc 0.001 mm

-thấp: 0.01” hoặc 0.1 mm

 

Xám

 

 

Vàng

Hiển thị màn hình thông tin cùng các dữ liệu sau:

-phiên bản phần mềm

-dung lượng bộ nhớ

-giải thích lỗi, nếu thích hợp

 

Xám

 

 

Da cam

Lưu giá trị đo và dạng sóng trong bộ ghi dữ liệu với mã ID hiện tại.

Xám

 

 

 

Nâu vàng

In ảnh màn hình bao gồm dạng sóng và chiều dày

 

Xám

 

 

Nâu vàng

Cho phép tạo hoặc chọn lời chú giải cho để lưu tại vị trí mã ID #

 

Xám

 

 

 

Nâu vàng

Một trong những phương pháp để xoá toàn bộ file. Cũng sử dụng để dải các dữ liệu trong file hoặc một địa chỉ ID# riêng lẻ.

 

Xám

 

 

 

Vàng

Chuyển giữa chế độ giữ và để trắng màn hình hiển thị chiều dày

 

Xám

 

 

 

Vàng

Xem, kích hoạt, điều chỉnh ngưỡng cảnh báo

 

Xám

 

 

 

Vàng

Xem, kích hoạt, điều chỉnh giá trị đối chứng chênh lệch

 

Xám

 

 

 

Vàng

Cho phép thay đổi tốc độ đo

 

Xám

 

 

Vàng

Chọn chế độ đo:

-chế độ đo giá trị nhỏ nhất

- chế độ đo giá trị lớn nhất

-hoặc chế độ đo mặc định

 

Vàng

 

 

 

Vàng

Kiểm soát phím khoá hiệu chuẩn.

 

2.2 Xác định các thành phần hiển thị

Màn hình của thiết bị là LCD, góc nhìn tốt nhất là nhìn thẳng trên hoặc dưới một chút hơn là từ bên cạnh. Màn hình có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp dưới 00C. Hình vẽ dưới đây xác định các phần hiển thị khác nhau của màn hình.

 

 

2.3 Xác định các cấu hình kết nối

25HP PLUS có thể được sử dụng với ba cấu hình thu phát xung khác nhau, xung vọng, xung truyền qua, và phát thu. Xem sơ đồ dưới đây về kết nối đầu đo cho các chế độ khác nhau.

Trong chế độ xung vọng, nối đầu đo với đầu cắm “Channel #1”. Trong chế độ truyền qua và chế độ thu phát, nối đầu thu với “Channel #1” và đầu phát với “Channel #2”

 

2.4 Sử dụng bộ pin

Thiết bị 25HP PLUS sử dụng bộ pin 6V lắp bên trong, có thể sử dụng pin nạp NiCad hoặc 6 pin AA. Bộ pin nạp được nạp qua bộ nạp 36CAPLUS/AC Adapter được cung cấp cùng thiết bị. Thiết bị 25HP PLUS có thể hoạt động trực tiếp từ nguồn điện AC thông qua bộ nap/chuyển đổi trên.

Pin đã được nạp đầy trước khi chuyển thiết bị đi thế nhưng để thiết bị hoạt động được dài nhất nên nạp trước khi dùng. Chỉ sử dụng bộ nạp 36CAPLUS/AC Adapter. Sử dụng bộ nạp khác có thể làm giảm tuổi thọ của pin hoặc làm hỏng pin và làm mất hiệu lực bảo hành. Pin cần nạp ít nhất là 2 giờ.

Ngay cả pin đã phóng điện hết, nó vẫn duy trì được các giá trị hiệu chuẩn và dữ liệu chiều dày đo đã lưu được vài tuần. Tuy nhiên, để tuổi thọ của pin được lâu nhất, không được để pin hết sạch trong thời gian dài.

 

2.5 Kiểm xoát nạp pin

Chỉ thị nạp pin, hoặc thước đo trạng thái pin, hiển thị phần trăm dung lượng pin còn lại ở góc dưới bên phải của màn hình. Nhớ rằng nếu như pin nạp ít nhất được 2 giờ, thì 99% chỉ thị nạp tương ứng với trên 25 giờ hoạt động. Thế nhưng nếu nạp không được 2 giờ thì thì 99% chỉ thị nạp tương ứng với vài giờ hoạt động.

 

2.6 Nạp pin

Với điều kiện hoạt động bình thường (tốc độ cập nhật đo là 4 Hz trong chế độ 1 với đèn nền tắt), thiết bị có thể hoạt động được hơn 25 giờ mới phải nạp. Trạng thái pin hiện tại luôn được hiển thị góc dưới bên phải màn hình. Khi pin không còn đủ điện, thiết bị tự động tắt để tránh cho pin khỏi hỏng.

Để nạp bộ pin NiCad, nối bộ nạp/chuyển đổi 36CA PLUS AC với nguồn điện AC thích hợp, cắm cáp từ bộ nạp vào thiết bị. Nạp pin khi máy tắt hoặc bật đều được. Không sử dụng chỉ thị nạp pin để xác định thởi điểm pin đã nạp đầy. Thời gian nạp đầy khoảng 2 giờ. Nạp pin khi máy đang hoạt động ảnh hưởng rất ít đến thời gian nạp.    

 

2.7 Thay bộ pin

Sau vài trăm lần nạp, pin NiCad sẽ mất khả năng giữ điện nạp. Để thay bộ pin cũ, thực hiện các bước sau:

1.     Nới lỏng 4 vít để tháo nắp khoang pin phía sau thiết bị

2.     Tháo pin cũ

3.     Tháo đầu cắm nối dây từ bộ pin vào thiết bị

4.     Nối với bộ pin mới, và lắp vào khoang chứa pin

5.     Đóng nắp và vặn chặt

 

2.8 Sử dụng pin AA

Pin kiềm không nạp cũng có thể sử dụng với model 25HP PLUS. Để thay pin NiCad bằng pin kiềm, thực hiện các bước sau:

1.     Tháo pin NiCad

2.     Lắp 6 pin kiềm vào giá pin kèm theo.

3.     Nối giá pin kiềm với thiết bị bằng chính đầu nối pin NiCad

4.     Đưa giá pin kiềm vào khoang pin

5.     Đậy nắp và vặn chặt

 

2.9 Nguyên lý hoạt động (dạng đo tiêu chuẩn)

Thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm model 25HP PLUS của Panametrics-NDTTM hoạt động trên nguyên lý xung phản xạ. Nguyên lý đó hoạt động bằng cách tính chính xác thời gian phản xạ của sóng âm tần số cao từ đầu đo tới mặt đáy của vật kiểm tra. Kỹ thuật này, bắt nguồn từ hệ thống định vị dưới nước bằng siêu âm, đã được ứng dụng rộng rãi trong kiểm tra không phá huỷ vì nó cho phép đo chính xác chiều dày vật liệu ngay cả khi chỉ tiếp cận từ một bên.

 

Model 25HP PLUS sử dụng nhiều loại đầu đo khác nhau để tạo ra dao động cơ học, hoặc sóng âm, khi được kích hoạt bởi các xung điện ngắn. Tần số của các sóng âm này cao hơn nhiều ngưỡng mà con người có thể nghe được; từ một triệu tới hai mươi triệu chu kỳ trên một giây, trong khi ngưỡng mà tai người có thể nghe được là nhỏ hơn hai mươi nghìn chu kỳ trên giây. Âm với tần số cao như vậy không truyền qua không khí được là bao, cho nên môi trường tiếp xúc như một giọt chất lỏng được sử dụng giữa đầu đo và vật kiểm tra.

 

Sóng âm được tạo bởi đầu đo được truyền vào chi tiết kiểm tra, truyền qua nó, và phản xạ lại từ đáy. Và cũng chính đầu đo đó lại tiếp nhận sóng âm phản xạ hoặc xung vọng. Ở đó chúng được chuyển thành xung điện. Thiết bị sẽ đo chính xác khoảng thời gian tương ứnh với một vòng tròn của sóng âm trong chi tiết kiểm tra. Phép đo đó được thực hiện trong một giữa ba chế độ được mô tả phía dưới. Thiết bị sau khi đã chuẩn với vận tốc âm của vật liệu cần đo, tính chiều dày của vật liệu theo công thức sau: 

X = V(t – t0)/2

Trong đó

x = chiều dày của vật liệu

V = vận tốc âm trong vật liệu

t = thời gian đo được khi xung truyền một vòng

t0 = hệ số bù điểm không (để hiệu chỉnh trễ do tấm chống mài mòn đầu đo, trễ do cáp, và phần trễ khác)

Model 25HP PLUS có thể sử dụng bất kỳ một trong ba chế độ (mode) đo để tính thời gian truyền xung.

 

Mode 1: sử dụng đầu đo tiếp xúc. Phép đo được thực hiện từ khi bắt đầu kích hoạt xung đến khi xung phản xạ trở về từ đáy của chi tiết kiểm tra

 

Mode 2: sử dụng đầu đo trễ và đầu đo nhúng. Trong chế độ này, phép đo được thực hiện giữa xung mặt phân cách đánh dấu thời gian sóng âm vào chi tiết và xung phản xạ từ đáy.

 

Mode 3: sử dụng đầu đo trễ và đầu đo nhúng. Trong chế độ này, phép đo được thực hiện giữa hai xung phản xạ từ đáy liên tiếp sau xung phân cách.

 

 2.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và độ chính xác.

·        Chuẩn thiết bị: Phép đo chính xác chỉ có được khi mà thiết bị được chuẩn chính xác và cẩn thận. Khi xuất xưởng, thiết bị được cài đặt chuẩn cho nhiều loại đầu đo và ứng dụng. Trong một số trường hợp cần tối ưu hoá những thiết lập đó cho những hoàn cảnh đo đặc biệt, như mô tả trong chương 3. Trong tất cả các trường hợp, vận tốc và điểm không phải được chuẩn mỗi khi vật liệu đo hoặc đầu đo thay đổi.    Để khẳng định thiết bị hoạt động tốt nên đều đặn kiểm tra trên mẫu có chiều dày đã biết.

·        Độ thô ráp của bề mặt kiểm tra: Phép đo có độ chính xác tốt nhất khi cả hai bề mặt của chi tiết trơn nhẵn. Nếu bề mặt tiếp xúc ráp, chiều dày nhỏ nhất có thể đo sẽ tăng lên vì sóng âm dội lại trong lớp tiếp âm có chiều dày tăng lên. Thêm vào đó, nếu bất cứ bề mặt nào của chi tiết thô ráp thì xung phản xạ sẽ bị méo do đầu đo thu nhận nhiều sóng âm khác nhau, phép đo sẽ không chính xác.

·        Kỹ thuật tiếp xúc giữa đầu đo và chi tiết cần đo: Ở chế độ đo 1 (đầu đo tiếp xúc), chiều dày lớp tiếp âm là một phần của phép đo và được bù bởi một phần bù điểm không. Độ chính xác cao nhất, kỹ thuật tiếp xúc phải phù hợp. Chất tiếp âm phải có độ nhớt thấp vừa phải, sử dụng chất tiếp âm vừa đủ, ấn nhẹ đều lên đầu đo. Nói chung, đầu đo càng nhỏ yêu cầu lực ấn càng ít hơn so với đầu đo có đường kính lớn. Trong tất cả các mode, sự nghiêng đầu đo làm méo xung phản xạ và gây ra kết quả đo không chính xác

·        Độ cong của bề mặt kiểm tra: Khi đo trên mặt cong, cần thiết phải đặt đầu đo gần đường tâm của chi tiết nhất và giữ vuông góc với bề mặt nhất có thể. Trong một số trường hợp, đồ gá có lò xo bằng khối V rất hữu ích để duy trì đầu đo. Nói chung, khi bán kính cong giảm, đường kính đầu đo giảm và vấn đề giữ đầu đo phù hợp trở nên quan trọng hơn. Đối với bán kính cong quá nhỏ, kỹ thuật nhúng là cần thiết. Trên bề mặt cong, điều quan trọng là sử dụng vừa đủ chất tiếp âm để thu được giá trị đo. Nhiều chất tiếp âm quá sẽ tạo lớp dày chất tiếp âm giữa đầu đo và bề mặt, sóng âm sẽ dội lại và có thể tạo ra các tín hiệu giả và kết quả là giá trị đo sai.

·        Nghiêng hoặc lệch tâm: Nếu bề mặt tiếp xúc và mặt đáy xiên hoặc lệch tâm với nhau, xung phản xạ bị méo do sự thay đổi đường truyền âm qua chiều rộng của chùm tia âm. Độ chính xác của phép đo bị suy giảm. Trong những trường hợp nghiêng hoặc lệch tâm lớn, không thể thực hiện phép đo.

·        Đặc tính âm của vật liệu: Một số trạng thái của vật liệu kĩ thuật có thể hạn chế đáng kể độ chính xác và dải chiều dày có thể đo.

1.     Sự tán xạ âm: Trong một số vật liệu như một số các vật đúc bằng sắt hoặc thép không gỉ, và vật liệu tổng hợp, năng lượng âm bị tán xạ từ các tinh thể đơn lẻ trong vật đúc hoặc các vật liệu khác nhau trong composite. Tác động đó làm suy giảm khả năng phân biệt xung đáy trở về hợp lệ của vật liệu và hạn chế khả năng đo vật liệu bằng siêu âm.

2.     Sự thay đổi vận tốc: Một số vật liệu có vận tốc âm thay đổi đáng kể từ điểm này sang điểm khác trong vật liệu. Một số vật đúc bằng thép không gỉ và đồng thau có đặc tính như vậy do có kích thước hạt tương đối lớn và không đẳng hướng của vận tốc âm đối với hướng của hạt. Các vật liệu khác lại thể hiện sự thay đổi nhanh vận tốc âm với nhiệt độ. Đó là tính chất đặc trưng của vật liệu plastic mà cần phải kiểm soát nhiệt độ để thu được phép đo có độ chính xác cao nhất.

3.     Sự suy giảm hoặc hấp thụ âm: Trong rất nhiều chất hữu cơ, như chất dẻo tỉ trọng nhỏ và cao su, năng lượng âm suy giảm rất nhanh ở tần số đo chiều dày bằng siêu âm thông thường. Do vậy mà chiều dày lớn nhất có thể đo trong các vật liệu đó bị hạn chế bởi sự suy giảm âm.

·        Đảo pha hoặc méo pha: Pha hoặc cực của xung phản xạ trở lại được xác định bằng âm trở tương đối (vận tốc x tỉ trọng) của vật liệu ở mặt phân cách. Thiết bị thừa nhận điều kiện thông thường khi đằng sau chi tiết kiểm tra là chất lỏng hoặc không khí, cả hai đều có âm trở nhỏ hơn của các kim loại, đồ gốm hoặc nhựa. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt (khi đo thuỷ tinh hay plastic trên kim loại, hoặc đồng trên thép), âm trở tương đối thay đổi ngược lại làm cho pha của xung phản xạ trở lại bị đảo pha. Trong những trường hợp đó cần thiết phải đổi cực của xung cho phù hợp như đề cập ở chương 3, để duy trì độ chính xác.

 

    

Và trong nhiều trường hợp phức tạp hơn, như các vật đúc kim loại có cấu trúc hạt thô, gây ra nhiều đường truyền âm trong tiết diện chùm tia. Trong những trường hợp như vậy, pha của xung sẽ méo, tạo ra những xung không rõ ràng dương hoặc âm. Ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của phép đo.

                                 

3 Thiết lập và chuẩn thiết bị

3.1 Bước khởi đầu

 

Để thiết lập thiết bị model 25HP PLUS lần đầu tiên, sử dụng mẫu chuẩn kèm theo và các cài đặt mặc định, theo các bước sau:

1.     Nối cáp đầu dò vào thiết bị

2.     Nối đầu dò vào cáp

3.     Nhấn phím ON/OFF để bật máy. Thông tin sau sẽ xuất hiện

 

Sau khi bật máy khoảng 2.5 giây, màn hình sau sẽ xuất hiện:

4.     Đơn vị đo hiện tại được chỉ thị bên phải màn hình. Để thay đổi in hoặc mm, nhấn phím [2NDF], sau đó nhấn phím [3] (in/mm).

Thiết bị đã sẵn sàng thực hiện phép đo dựa trên các cài đặt mặc định và mẫu chuẩn kèm theo.

 

3.1.1 Chọn các chế độ đo

25HP PLUS là thiết bị đo chính xác, có thể hiển thị chiều dày vật liệu, vận tốc âm trong vật liệu hoặc thời gian âm truyền trong vật liệu. 25HP PLUS được thiết lập mặc định đo chiều dày vật liệu.

Để chọn chế độ đo, thực hiện các bước sau:

1.     Bật máy

2.     Nhấn [2ndF] [0] (SP MODE). Menu SP Mode sẽ mở:

3.     Nhấn phím [↓] [↑] để chọn mục đo Measurement. Nhấn [Enter]. Menu cài thiết lập chế độ đo sẽ mở

4.     Nhấn phím [↓] [↑] để chọn mục Meas type.

5.     Nhấn phím sang trái, phải để chuyển giữa THK (đo chiều dày), VEL (đo vận tốc âm) hoặc TOF (đo thời gian âm truyền).

6.     Nhấn MEAS để trở về chế độ đo với đại lượng đo vừa chọn.

 

3.2 Thực hiện phép đo chiều dày.

 

Để bắt đầu thực hiện phép đo chiều dày, theo các bước sau:

1.     Bôi chất tiếp âm lên vật liệu ở vị trí cần đo. Nói chung, bề mặt vật liệu nhẵn cho phép sử dụng chất tiếp âm loãng như glycerin, nước …Bề mặt thô ráp yêu cầu chất tiếp âm đặc hơn như gel hoặc grease

2.     Đặt đầu đo lên vật liệu cần đo. Ấn nhẹ đầu đo xuống và giữ cho đầu đo thật phẳng trên bề mặt vật liệu.

3.     Đọc giá trị chiều dày trên màn hình hiển thị của thiết bị.

Chú ý: để phép đo có độ chính xác cao nhất, cần phải chuẩn vận tốc và điểm không.

 

3.3 Chọn thiết lập mặc định hoặc của người sử dụng

Model 25HP PLUS sử dụng nhiều loại đầu đo. Lưu trong máy có tới 25 thiết lập mặc định và 35 thiết lập ứng dụng của người sử dụng. Những thiết lập mặc định luôn lưu trong thiết bị và không thể xóa bỏ.

Để chọn thiết lập đầu dò được lưu, thực hiện các bước sau:

1.     Chọn đầu đo cho ứng dụng cần thực hiện và nối với thiết bị

2.     Khi thiết bị ở chế độ đo, nhấn [RECALL SETUP]

3.     Nhấn phím [↓] và [↑] để lướt qua các thiết lập được lưu cho đến khi thiết lập phù hợp với ứng dụng được xác định.

4.     Nhấn MEAS một lần thiết lập được chọn. Nó sẽ tự động gọi lại các thông số cài đặt cho thiết lập đã chọn và trở về màn hình chế độ đo.

5.     Và bắt đầu thực hiện các phép đo.

 

3.4 Thực hiện thiết lập nhanh

Để kích hoạt tính năng thiết lập nhanh, thực hiện các bước sau:

1.     Nhấn [2nd F], [0] (SP mode)

2.     Nhấn các phím [↓], [↑]  hoặc [Enter] để chọn Measurement

3.     Nhấn các phím [↓] hoặc [↑]  để chọn chế độ thiết lập nhanh Quick Setup

4.     Nhấn các phím dịch [←] hoặc [→] để chọn On hoặc OFF.

5.     Nhấn MEAS để trở về chế độ đo

 

Để thay đổi thiết lập ứng dụng đang hoạt động sang 9 thiết lập đầu tiên của người sử dụng khi chế độ thiết lập nhanh đã được kích hoạt, thực hiện các bước sau:

1.               Nhấn và giữ bất cứ phím số từ 1 đến 9 cho đến khi nghe tiếng bíp (khoảng 1 ½ giây).

2.               Các phím số có thể sử dụng lặp lại theo cách trên để di chuyển nhanh giữa các thiết lập

 

3.5 Sử dụng điểm không tự động và M2008

 

Đầu đo M2008 là đầu đo đặc biệt tần số thấp được sử dụng để đo vật liệu composite và FRP dày. 25HP PLUS sử dụng tính năng điểm không tự động khi sử dụng đầu đo này. Tính năng này cho phép thiết bị điều chỉnh tự động giá trị bù không để bù cho bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào trong phần trễ của đầu đo M2008.

Để sử dụng M2008, thực hiện các bước sau:

1.     Gọi thiết lập mặc định của đầu đo DEFP1-0.5/2008 hoặc thiết lập bất kì của người sử dụng dùng đầu đo M2008 bằng cách nhấn RECALL SETUP và sau đó nhấn các phím lên xuống để đánh dấu phần thiết lập đó.

2.     Nhấn MEAS. Thiết bị hiển thị:

3.     Thẩm tra lại rằng đầu đo để ngoài vật liệu và không dính chất tiếp âm, nhấn [Zero]. Thiết bị hiển thị giá trị bù không và nhập chế độ đo.

 

3.6 Chuẩn 25HP PLUS (chế độ đo chiều dày)

 

Hiệu chuẩn là quá trình điều chỉnh thiết bị, trước khi đo, với giá trị đối chứng đã biết cho vật liệu và đầu dò cụ thể. Chuẩn thiết bị luôn cần thiết trước khi đo vật liệu cụ thể.

 

3.6.1 Chuẩn vận tốc và điểm không (Chế độ đo chiều dày)

Qui trình chuẩn yêu cầu hai mẫu của loại vật liệu cần đo và có độ dày đã biết nằm trong dải đo của cả đầu đo và thiết lập.

Một trong hai mẫu phải dày hơn mẫu kia. Mẫu dày hơn để đo vận tốc, nên bằng hoặc dày hơn dải trên của chiều dày cần đo. Mẫu mỏng hơn, sử dụng để đo phần bù không, nên bằng hoặc nhỏ hơn dải dưới của chiều dày nhỏ nhất cần đo.

Để chuẩn dải chiều dày được đại diện bởi các mẫu đó, thực hiện theo các bước sau:

1.     Bật máy và chờ màn hình đo hiển thị.

2.     Cho một giọt chất tiếp âm lên bề mặt mẫu dày hơn, đặt đầu đo lên và ấn nhẹ. Giá trị đo chiều dày xuất hiện trên màn hình khi sự nhắc nhở mất tiếp xúc ở góc trên bên phải màn hình biến mất.

3.     Nhấn phím CAL khi giá trị đọc ổn định trên màn hình và tín hiệu LOS không còn trên màn hình. Theo dõi tín hiệu CAL trên màn hình.

4.     Duy trì đầu đo tiếp xúc với mẫu và đảm bảo rằng giá trị đo luôn hiện trên màn hình. Nhấn VEL. Dòng chữ sau xuất hiện trên màn hình: “nhập giá trị chiều dày của mẫu dày-Enter value for thick standard”

5.     Nhấc đầu đo khỏi mẫu. Giá trị chiều dày vẫn lưu trên màn hình.

6.     Sử dụng các phím số trên thiết bị, nhập giá trị thực của mẫu

 

Tiếp tục thực hiện các bước sau:

1.     Cho một giọt chất tiếp âm lên bề mặt mẫu mỏng hơn, đặt đầu đo lên và ấn nhẹ.

2.     Nhấn phím CAL. Giá trị đo xuất hiện trên màn hình

3.     Duy trì đầu đo tiếp xúc với mẫu và đảm bảo rằng giá trị đo luôn hiện trên màn hình. Nhấn ZERO. Dòng chữ sau xuất hiện trên màn hình: “nhập giá trị chiều dày của mẫu này- Enter value for this sample”

4.     Nhấc đầu đo khỏi mẫu. Giá trị chiều dày vẫn lưu trên màn hình.

5.     Sử dụng các phím số trên thiết bị, nhập giá trị thực của mẫu

6.     Nhấn MEAS để kết thúc qui trình chuẩn.

 

 

3.6.2 Chuẩn riêng vận tốc (chế độ đo chiều dày)

Sử dụng qui trình chỉ chuẩn vận tốc khi thiết bị đã chuẩn cho cả đầu đo/vật liệu cụ thể, và cùng đầu đo đó được sử dụng với vật liệu và vận tốc âm khác nhau. Qui trình yêu cầu mẫu vật liệu có chiều dày đã biết bằng hoặc lớn hơn dải trên của chiều dày cần đo.

Để chuẩn dải chiều dày được đại diện bởi các mẫu đó, thực hiện theo các bước sau:

1.     Bật máy và chờ màn hình đo hiển thị.

2.     Cho một giọt chất tiếp âm lên bề mặt mẫu, đặt đầu đo lên và ấn nhẹ. Giá trị đo chiều dày xuất hiện trên màn hình khi kí hiệu LOS ở góc trên bên phải màn hình biến mất.

3.     Nhấn phím CAL khi giá trị đọc ổn định trên màn hình và tín hiệu LOS không còn trên màn hình. Trên màn hình xuất hiện dòng chữ: “Tiếp xúc với mẫu; nhấn VEL hoặc ZERO.

4.     Duy trì đầu đo tiếp xúc với mẫu và đảm bảo rằng giá trị đo luôn hiện trên màn hình. Nhấn VEL. Dòng chữ sau xuất hiện trên màn hình: “nhập giá trị chiều dày của mẫu dày-Enter value for thick standard”

5.     Nhấc đầu đo khỏi mẫu. Giá trị chiều dày vẫn lưu trên màn hình.

6.     Sử dụng các phím số trên thiết bị, nhập giá trị thực của mẫu

7.     Nhấn MEAS để kết thúc qui trình chuẩn

 

Nếu đã biết vận tốc âm trong vật liệu kiểm tra, nhập thẳng giá trị vận tốc đó. Các bước thực hiện như sau:

1.     Bật máy và chờ màn hình đo xuất hiện

2.     Nhấn VEL. Biểu tượng vận tốc xuất hiện và thiết bị sẽ hiển thị vận tốc âm hiện tại.

3.     Sử dụng các phím số để nhập giá trị vận tốc thực

4.     Nhấn MEAS

 

3.6.3 C


Trở lại      In      Số lần xem: 5920
Tin tức liên quan
Hỗ trợ trực tuyến
Đối tác
Thống kê
 Trực tuyến :  2
 Hôm nay:  30
 Tất cả:  2348678

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VNNDT

Địa chỉ ĐKKD: 51/22A Đường Vườn Lài (Nối dài), KP4, phường An Phú Đông, Quận 12, Ho Chi Minh City, Việt Nam  

LH: 0917 910 169 ; email: sale@nabakemvietnam.com.vn

Giấy CNĐKKD: 0310886500 - Ngày cấp: 30/05/2011, được sửa đổi lần thứ 3 ngày 21/07/2014.

Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM

Website: www.vnndt.com   (Thiết bị kiểm tra, đo lường NDT)

               www.hoachatnabakem.com ;  www. nabakemvietnam.com.vn  (Hóa chất công nghiệp Nabakem)

 

Hỗ trợ khách hàng

- Bảo mật thông tin

- Chính sách bảo hành

Chính sách giao hàng

Chính sách thanh toán

 

Cung cấp giải pháp toàn diện, trọn gói về kiểm tra, kiểm định không phá hủy (NDT): kiểm tra siêu âm đường hàn (UT)kiểm tra thẩm thấu chất lỏng (PT)kiểm tra bằng bột từ (MT)kiểm tra dòng điện xoáy (ET)kiểm tra chụp ảnh phóng xạ (RT)kiểm tra nội soi (RVT)kiểm tra hút chân không, chụp ảnh phóng xạ kỹ thuật sốsiêu âm đo chiều dày (UTM), kiểm tra lưu lượng chất lỏng ..

 

Copyright © 2012 vnndt.com

 
Designed & Powered by WEB SO CO.,LTD